Sau khoảng thời gian được nghỉ thai sản chắc chắn nhiều mẹ sẽ phải quay trở lại làm việc, với thời gian mỗi ngày xa bé tầm từ 8 – 10 tiếng. Bạn vẫn muốn con mình được duy trì nguồn sữa mẹ dù đã hết thời gian thai sản? Vậy thì chắc chắn bạn phải biết cách bảo quản sữa mẹ an toàn cũng như cách rã đông sữa mà không hề mất đi chất dinh dưỡng dành cho bé. Bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn các mẹ cách bảo quản sữa mẹ an toàn đảm bảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu cách tăng lượng sữa mẹ tại đây >> https://thewingsviet.com/ngu-coc-loi-sua/
Dụng cụ để tích trữ sữa mẹ an toàn
Để chuẩn bị công đoạn vắt sữa hoặc hút sữa thì mẹ cần phải vệ sinh tay, rửa sạch tay với xà bông để diệt sạch vi khuẩn. Những dụng cụ tích trữ sữa cũng phải được vệ sinh sạch sẽ , nên sử dụng loại có nắp đậy và chất liệu bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra việc sử dụng các loại túi để tích trữ sữa chuyên dụng cũng vô cùng tiện lợi, cho các bà mẹ dễ dàng có thể bảo quản hơn. Tuy nhiên các loại túi tích trữ sữa này có một nhược điểm lớn đó là có thể bị rách hoặc hở nên sữa dễ bị nhiễm khuẩn hơn so với các vật dụng trữ sữa làm bằng chất liệu cứng.
Do vậy việc dự trữ nguồn sữa mẹ cần phải luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối, hãy đặt túi trữ sữa mẹ bên trong một hộp đựng thực phẩm được làm bằng nhựa cứng có nắp đậy. Nên nhớ tuyệt đối tránh sử dụng những loại dụng cụ hay sản phẩm chai lọ dùng một lần, túi bóng thông thường để tích trữ sữa mẹ. Xem thêm >> Cách trữ đông sữa mẹ đúng cách
Bí quyết cất giữ sữa mẹ tốt nhất
Các mẹ nên nhớ rằng mỗi loại dụng cụ tích trữ sữa mẹ đều cần phải được ghi rõ ngày tháng lấy sữa và nên sử dụng những nhãn dán chống nước để tránh bị nhòe. Nơi trữ sữa mẹ tốt nhất bên trong tủ lạnh hoặc tủ đông đó chính là vị trí ở phía sâu bên trong, đó là nơi có nhiệt đọ thấp và ổn định nhất. Nếu do một số lý do nào mà bạn chưa thể để sữa ở bên trong tủ lạnh ngay, mẹ hay cất tạm phần sữa vào bên trong thùng làm mát cách nhiệt.
Mỗi loại dụng cụ được dùng để dự trữ sữa chỉ nên chứa một lượng sữa đủ cho bé một cữ ăn. Với lần đầu tiên mẹ tích trữ, hãy thử bắt đầu với thể tích từ 60 – 120ml, sau đó tùy theo điều kiện thực tế mẹ có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhất. Mẹ cũng có thẻ bắt đầu trữ những phần sữa nhỏ hơn tầm 30 – 59ml để đề phòng cho một số tình huống bất ngờ. Khi ở trạng thái đông lạnh, thể tích của sữa mẹ sẽ tăng lên, do đó nên lưu ý đừng để sữa quá đầy trong dụng cữ tích trữ.
Cách bảo quản sữa mẹ an toàn trong tủ lạnh
Việc bảo quản sữa mẹ cũng là cả một quá trình và để bảo quản một cách an toàn vẫn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
Sau khi vắt sữa mẹ ra thì nên đổ ngay vào bên trong lọ đựng sữa chuyên dụng, hoặc dụng cụ tích trữ sữa của nhà bạn. Sau đó hãy dán nhãn với ngày vắt sữa ở bên ngoài để mẹ luôn theo dõi được thời gian tích trữ an toàn dành cho bé sử dụng.
Nên cất sữa mẹ đã vắt vào bên trong tủ lạnh ngay khi có thể, nếu không có đủ thời gian thì nên nhớ rằng sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng khoảng 26 độ C sẽ chỉ để được trong vòng 6 giờ. Nên để sữa tránh xa những nơi có bức xạ như ánh nắng mặt trời hoặc tại những nơi có nguồn nhiệt khác. Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu
Sữa mẹ khi dự trữ ở trạng thái đông trong tủ lạnh sẽ để được từ 1 – 2 tuần, tầm khoảng 3 tháng ở bên trong tủ lạnh có cửa phun sương và 6 tháng khi để trong tủ có mức nhiệt là – 18 độ C.
Nên chia nhỏ sữa thành các lọ nhỏ có dung tích từ 90 – 130ml để rã đông sữa nhanh hơn, tránh thừa sữa
Trường hợp nhà mất điện, gia đình nên bỏ sữa ra khỏi tủ lạnh và xếp và đồ dùng cách nhiệt và cho đá vào xung quanh các túi sữa.
Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ tốt nhất
Các mẹ tránh việc rã đông sữa ở nhiệt độ phòng thông thường, vì khi bạn làm thế lượng vi khuẩn trong sữa sẽ tăng lên. Để rã đông hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng phương pháp hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bên trong bát nước nóng tầm 40 độ C.
Lưu ý: Không được rã đông sữa bằng lò vi sóng vì sẽ khiến sữa mất đi chất dinh dưỡng , sữa biến chất
Cần lắc nhẹ sữa mẹ cho đều trước khi cho bé bú nhưng không nên lắc quá mạnh như thế sẽ làm sữa mất đi một số chất dinh dưỡng cần thiết. Luôn luôn kiểm tra lại nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú, sữa phải ấm nhưng không được quá nóng. Nếu bé không bú hết phần sữa đã được rã đông thì nên bỏ đi không được trữ lại để sử dụng lần nữa.
Những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên rất mong có thể giúp ích cho các mẹ cách bảo quản sữa mẹ an toàn nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi!
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹ thiếu sữa cho con bú phải làm sao
- Mẹ ít sữa phải làm sao?
- Nên cho bé bú đến khi nào, cho bé bú đến mấy tuổi
- Cách nhận biết sữa mẹ bị hư hỏng