Bà đẻ ăn tôm được không? Công dụng của tôm với bà đẻ

Kim Hồng – Quốc Oai: Con tôi được hơn 2 tuần tuổi, tôi sinh mổ và lượng sữa cũng đủ cho bé bú. Tôi đang phải bồi bổ những món ăn lợi sữa để sữa có nhiều chất hơn. Hôm qua tự dưng tôi thèm ăn tôm nhưng vì không rõ bà đẻ ăn tôm được không nên không dám ăn, sợ ăn bị mất sữa thì khổ. Ai có kinh nghiệm chia sẻ lên đây nhé.

Chào bạn!

Hải sản nói chung hay tôm hùm nói riêng là thực phẩm ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên giá thành hơi đắt và cũng có nhiều người không ăn được món này, vậy trường hợp nào ăn được tôm? Bà đẻ ăn được tôm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

1.Tác dụng của tôm với sức khỏe

Tôm là một trong những loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon hấp dẫn khiến bao người mê món ăn này đặc biệt là tôm hùm. Mặc dù thịt tôm hùm giá luôn cao hơn các loại thịt khác nhưng dưỡng chất lại nhiều, ăn ngon miệng nên được người dân ưa chuộng.  Vậy ăn tôm tép hay tôm hùm có lợi ích gì đối với sức khỏe?

Tôm hùm chứa nhiều dưỡng chất như: đạm, chất béo, các loại khoáng chất, protid, lipid, canxi, phốt pho, vitamin B1, B2, PP, B6, đồng, kẽm, sắt, Omega 3,…rất tốt cho sức khỏe.

tác dụng của tôm với sức khỏe

Tôm cung cấp chất đạm

Người ta thường nói không nên ăn nhiều hải sản vì quá nhiều đạm. Đúng vậy, trong hải sản đặc biệt là tôm chứa rất nhiều đạm bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm dễ tiêu hóa, làm chậm quá trình lão hóa.

Tôm giảm mỡ trong máu

Trong thịt tôm có chứa các thành phần dưỡng chất như: chất khoáng, axit béo, Omega 3, magie ..có công dụng giảm lượng mỡ thừa có trong máu. Phòng chống những bệnh về nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Phòng chống bệnh trầm cảm

Hải sản còn chứa nhiều axit béo, omega 3 tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa triệu chứng trầm cảm và suy giảm trí nhớ…Đây cũng là lợi ích lớn của việc ăn tôm cua, những người hay stress có thể bổ sung hải sản để giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Tôm tốt cho não và tim mạch

Các loại tôm giúp làm giảm lượng chất béo trong máu, giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể rất tốt cho tim mạch, Omega 3 có trong tôm cải thiện sự phát triển của não và ổn định hệ tim mạch. Ngoài ra tôm còn chứa hàm lượng chất béo bão hòa thấp, có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen.

tôm rất tốt cho tim mạchtôm rất tốt cho tim mạch

Tôm hỗ trợ xương chắc khỏe

Ăn tôm hay đồ hải sản cung cấp nhiều canxi giúp xương phát triển, chắc khỏe hơn . Vì vậy trẻ em hay được bố mẹ cho ăn tôm để phát triển chiều cao. Selen trong tôm chất chống oxy hóa ngăn ngừa các bệnh viêm khớp, đau khớp rất tốt. Phòng tránh các bệnh về loãng xương.

Phòng chống bệnh thiếu máu

Trong tôm chứa nhiều sắt, kẽm và Vitamin giúp ngăn ngừa các bệnh về thiếu máu nhất là với phụ nữ sau sinh nở. Các chất trong thịt tôm sản xuất ra các tế bào hồng cầu tốt cho máu ngoài ra còn giúp chống rụng tóc.

Ngoài ra những công dụng trên, ăn tôm còn ngăn ngừa mụn, làm chậm lão hóa giúp da đẹp mịn màng khỏe khoắn hơn. Tôm cũng giúp giảm cân, ổn định huyết áp. Trong tôm cá chứa nhiều vitamin D giúp cải thiện hệ thống hô hấp. Omega 3 giúp sáng mắt. Phụ nữ sau sinh có nên ăn tôm không?

2.Bà đẻ ăn tôm được không?

Bà đẻ sau sinh nở thường phải kiêng cữ nhiều, từ việc đi lại vệ sinh thân thể tới ăn ở đều phải cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và con. Vậy , bà đẻ ăn tôm được không?

Như trên chúng ta đã phân tích, tôm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cơ thể và phụ nữ sau sinh cũng vậy. Ăn tôm giúp chống bệnh trầm cảm sau sinh, đây là bệnh mà bà đẻ thường xuyên mắc phải, bệnh để lâu rất nguy hiểm. Bà đẻ nên bổ sung tôm tép vào thực đơn ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả, hạn chế bệnh suy giảm trí nhớ.

Bà đẻ sau sinh ăn tôm, hải sản bổ sung protein cung cấp năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể, tôm giúp các mẹ bỉm sữa bổ sung lượng máu thiếu hụt sau khi sinh, cải thiện hệ thống tim mạch. Tham khảo thêm: Mẹ ít sữa phải làm sao

Phụ nữ sau sinh có ăn tôm được không?

bà đẻ ăn tôm được khôngPhụ nữ sau sinh ăn tôm được không?

Các mẹ có thể bổ sung tôm cá để phổi hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa một số bệnh liên quan tới hệ hô hấp. Hải sản giúp phụ nữ sau sinh bổ sung canxi tốt cho xương, bổ sung sắt tốt cho máu…

Mặc dù trong tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho bà đẻ, nhưng khi vừa sinh xong mẹ chưa ăn tôm ngay được, cho dù có thèm thì cũng phải chờ một thời gian nữa các mẹ mới có thể ăn món ngon này. Vậy bà đẻ sau bao lâu thì được ăn tôm ?

Bà đẻ sau khi sinh đặc biệt là sinh mổ cần phải kiêng một số loại thực phẩm đặc biệt là tôm cua vì hải sản có tính hàn dễ gây đau bụng, lạnh bụng và có thể để lại sẹo lồi. Theo các bác sỹ nhất định, nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng với tôm thì có thể em bé sinh ra cũng dễ dị ứng với tôm vì vậy nếu mẹ ăn tôm vào mà cho con bú thì có thể sữa mẹ sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe có trẻ.

sau sinh bao lâu được tôm,sau sinh có được ăn tôm hùm không,sinh mổ ăn tôm được không,bà đẻ sau sinh ăn tôm được không,sau sinh ăn tôm được không..các chuyên gia khuyến cáo các mẹ sau khi sinh 7 tuần trở lên có thể ăn tôm hoặc hải sản.

Thời gian đầu chỉ mẹ chỉ nên ăn ít để xem con có bị dị ứng tôm không, nếu mọi thứ đều tốt thì mẹ có thể bổ sung các loại hải sản như cua, ghẹ, tôm, tôm hùm, cá…vào thực đơn. Theo đó 1 tuần chỉ nên ăn 2 bữa tôm là đủ cung cấp dưỡng chất cho mẹ và con.

3.Bà đẻ ăn tôm cần lưu ý gì?

Với trường hợp mẹ thiếu sữa , ít sữa cho con bú có thể bổ sung ngũ cốc lợi sữa vào thực đơn hàng ngày. Ăn tôm mỗi tuần sẽ bổ sung nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé, ăn với liều lượng vừa đủ rất tốt cho cơ thể tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, Bà đẻ khi ăn tôm cần phải lưu ý những điều sau:

Không nên ăn loại tôm đông lạnh

Không nên ăn tôm kết hợp thực phẩm có tính hàn

Tuyệt đối không ăn tôm với những thực phẩm chứa nhiều vitamin C

không nên ăn tôm với thực phẩm nhiều vitamin C

không ăn tôm kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C

Không nên ăn tôm và uống bia

Không uống trà sau khi ăn tôm

Bà đẻ nên ăn tôm tươi sống

Như vậy, mình đã chia sẻ một vài thông tin về công dụng của tôm cũng như trả lời câu hỏi “bà đẻ ăn tôm được không” ..Với những thông tin trên các mẹ đã biết nên ăn tôm như thế nào chưa?. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được phần nào cho các mẹ cân bằng lượng dinh dưỡng trong thời kỳ nuôi con bú.

Bài viết được quan tâm nhiều:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *