Sữa mẹ được biết đến là loại sữa tốt nhất dành cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không giống với bất kỳ loại sữa công thức thông thường nào. Tuy nhiên có rất nhiều người thắc mắc sữa mẹ thông thường sẽ có vị gì và màu gì là tốt nhất cho trẻ nhỏ. Đôi khi trong quá trình bảo quản sữa mẹ có một số dấu hiệu khác lạ liên quan đến mùi vị và màu sắc của sữa mẹ. Để có thể nhận biết sữa mẹ bị hư hỏng và sữa mẹ có vị gì và màu gì thì hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Sữa mẹ có vị gì?
Sữa mẹ có mùi gì, vị gì? tùy từng thời điểm khác nhau sẽ có màu vàng, màu trắng hoặc là màu xanh non nhạt. Thường thì sữa mẹ sẽ có mùi thơm thanh thanh rất đặc trưng của sữa và có vị nhạt, sữa thường không quá mặn hay quá ngọt mỗi khi bé sử dụng. Khi mới sinh, sữa mẹ hay còn gọi là sữa non là rất đặc và có mùi rất thơm, dần dần sữa mẹ sẽ trở nên lỏng hơn.
sữa mẹ có vị gì
Sữa mẹ không giống với bất kỳ loại sữa công thức và những loại sữa từ động vật thông thường như sữa dê hay sữa bò nào cả. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho sự phát triển của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bởi vậy, không thể dựa vào những loại sữa động vật khác hoặc là sữa công thức nào để mà đánh giá sữa mẹ có bình thường hay không.
Tuỳ cơ địa cũng như chế độ dinh dưỡng, ăn uống của mỗi mẹ trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ mà vị sữa có thể là khác nhau. Loại thực phẩm mà các mẹ bỉm sữa ăn cũng sẽ ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ. Thêm nữa là, việc mẹ vắt sữa và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay ở một môi trường tiêu chuẩn nào đó cũng sẽ làm biến đổi mùi vị của sữa mẹ. Khi vắt sữa ra bên ngoài mùi vị có thể tanh hơn, nồng hơn hay chua hơn so với lúc đầu.
Sữa mẹ có màu gì?
Sữa mẹ có màu gì? Câu trả lời là: Sữa mẹ thường sẽ có màu trắng đục hoặc hơi ngả sang vàng. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn chuẩn xác vì sữa mẹ sẽ có thay đổi màu sắc theo khoảng thời gian, cũng như các thời điểm trong ngày và những thực phẩm mà mẹ ăn. Cũng còn tùy thuộc vào từng giai đoạn, sữa mẹ sẽ chuyển biến nhanh chóng về cả mùi vị lẫn màu sắc như sau:
– Sữa non: Đó là loại sữa được hiểu là ở cuối của thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Bởi vì trong sữa non có chứa rất nhiều beta-carotene nên sữa mẹ màu vàng nhạt hoặc cam là phổ biến.
– Sữa chuyển tiếp: Sữa trong giai đoạn tiếp theo sau sữa non, lúc này, sữa mẹ tăng nhanh về số lượng cũng như biến lớn chuyển về màu sắc, hiện nay màu sẽ được chuyển từ vàng sang trắng. Sữa mẹ loãng có màu gì? sữa mẹ có màu trắng trong.
Sữa mẹ có màu trắng đục hoặc hơi vàng
– Sữa khi đã trưởng thành: Khoảng hai tuần sau sinh bé là sữa mẹ đã hoàn toàn trưởng thành. Lượng sữa đầu trong ngày thường sẽ có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả hẳn sang trắng trong. Tuy nhiên trong những lần bú tiếp theo sau đó, sữa mẹ sẽ chuyển sang đậm dần và đổi thành màu trắng hoặc vàng đục được hiểu đây là sữa cuối. sữa mẹ đông lạnh có màu vàng
Những nội dung mà chúng tôi chia sẻ ở trên mong rằng bạn có thể biết được sữa mẹ có màu gì cũng như biết được sữa mẹ giai đoạn nào là tốt nhất cho bé. Sữa mẹ màu vàng, màu trắng hoặc xanh non nhạt cũng đều được xem là khá bình thường nếu khớp với từng thời điểm liệt kê ở trên. Mẹ có thể tham khảo thêm mất sữa đột ngột sau sinh
Nguyên nhân dẫn đến việc sữa mẹ có màu lạ
Bên cạnh những yếu tố thời gian mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, màu sắc của sữa mẹ chắc chắn cũng bị tác động và ảnh hưởng rất lớn bởi một số loại thực phẩm, thảo dược hoặc các loại thực phẩm chức năng khác nhau đôi khi có thể do thuốc. Đôi khi, mẹ sẽ thấy sữa có màu khác lạ song cũng không cần quá hoảng hốt. Bởi vì có thể xem lại chế độ dinh dưỡng gần đây của bản thân để xem màu sắc của sữa mẹ đã chuẩn chưa, bình thường hay nguy hiểm. Cụ thể các mẹ có thể tìm hiểu ở dưới đây:
– Sữa mẹ có màu xanh lá cây: Nếu phụ nữ ăn quá nhiều rau xanh đậm như rau bina, rong biển, cải xoăn,.. hoặc dùng một số loại thảo mộc. thảo dược thì việc sữa mẹ có màu xanh lá cây cũng là điều dễ hiểu và không quá ảnh hưởng đến dinh dưỡng của sữa có thể cho bé bú bình thường.
– Sữa mẹ có màu hồng, cam hoặc đỏ: Tương tự như hiện tượng màu xanh lá ở trên mà chúng tôi đã liệt kê, các loại thực phẩm có những màu này thường là các thực phẩm như củ dền, cà rốt, gấc hay nước ép trái cây, nước ngọt cũng sẽ làm biến đổi màu của sữa. Các mẹ không cần quá lo lắng và đừng nên ngưng bú nhé. Còn nếu sữa mẹ có lẫn máu do nứt đầu ti hoặc vỡ mao mạch. Nếu tình trạng này kéo dài thì mẹ nên tìm tới bác kỹ để có cách khắc phục nhanh .
– Sữa mẹ có màu nâu hoặc màu rỉ sét: Rất nhiều khả năng một chút máu đã bị lẫn vào bên trong sữa mẹ nhưng cũng không hề gây hại gì cho bé. Phần lớn sữa mẹ sẽ tự động trở lại màu sắc bình thường trong vòng vài ngày. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong khoảng tuần, phụ nữ có thể sẽ cần đến bệnh viện kiểm tra.
– Sữa mẹ có hiện tượng phân tách làm hai màu: Đây là một trong những hiện tượng phổ biến khi mẹ vắt sữa vào chai hoặc túi. Đây không phải là dấu hiệu của việc sữa mẹ đã bị hỏng nên mẹ có thể trộn đều hoặc lắc nhẹ bình để tiếp tục cho bé sử dụng.
– Sữa mẹ có màu vàng: Thời gian đầu, sữa tiết ra sẽ là sữa non giàu dinh dưỡng và có màu vàng đậm. Ngoài màu vàng tự nhiên của sữa mẹ thông thường thì khi lưu trữ sữa trong tủ đông sữa cũng sẽ có màu vàng.
– Sữa mẹ có màu đen: Đây chủ yếu là do chất kháng sinh minocycline được biết đến là có liên quan đến màu sắc này trong sữa mẹ. Để an toàn cho bé, trước khi dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhé.
Các chuyên gia trên toàn thế giới đều không khuyến khích việc sử dụng kháng sinh trong thời gian đang cho con bú. Chính vì vậy, phụ nữ nên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn cho con bú, bạn có thể cảm thấy hoang mang về những vấn đề mà chúng tôi kể trên. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi vì phần lớn nguyên nhân là do các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày và thường không gây nguy hiểm đến cho trẻ.
Với những kiến thức chúng tôi chia sẻ ở trên rất mong đã giúp ích cho các mẹ bổ sung thêm kiến thức để chăm sóc con nhỏ.
Có thể bạn quan tâm :
- Bà đẻ ăn rau răm có bị mất sữa không
- Ăn rau muống có bị mất sữa không
- Sữa mẹ loãng và trong, phải làm sao