Trong quá trình chăm con, người mẹ luôn muốn con mình được tận hưởng nguồn sữa mẹ dồi dào trong những năm tháng đầu đời, tuy nhiên ngoài việc sữa bao nhiêu là đủ, chất lượng sữa như thế nào là tốt thì còn một vấn đề khiến các mẹ luôn lo lắng và ám ảnh đó là tình trạng tắc tia sữa. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách chữa tắc tia sữa tại nhà nhé.
Cách chữa tắc tia sữa tại nhà
Tình trạng tắc tia sữa gặp rất nhiều ở trong giai đoạn nuôi con bú đặc biệt với các mẹ sinh con lần đầu. Phát hiện tắc tia sữa là khi thấy bầu ngực bị căng cứng, mẹ ít sữa dần đi và có thể sờ thấy khối rắn trên bầu ngực, các khối rắn này để lâu sẽ gây sưng, viêm nóng, đỏ đau và người mẹ có thể bị sốt.
Tình trạng tắc tia sữa không phải bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra ổ áp xe ở trong ngực lâu dần sẽ phải chích dẫn lưu mủ như vậy sẽ làm tổn thương gián đoạn quá trình cho con bú và cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người mẹ.
Vậy cách chữa cách tắc tia sữa như thế nào? Các mẹ có thể áp dụng phương pháp mát xa chườm ấm và một số thảo dược dân gian, nếu như không hiệu quả người mẹ cần phải hút thông sữa liên tục hoặc tới viện để bác sĩ khám chữa bệnh.
Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở các mẹ đang chăm con bú, khi cảm thấy lượng sữa tiết ra giảm đi đột ngột và căng tức ngực. Giai đoạn đầu có thể sữa vẫn trắng trong, đục như sữa thông thường tuy nhiên nếu lâu ngày sữa sẽ có mùi hôi và chuyển sang màu ngà ngà như socola và có thể khiến người mẹ bị sốt.
Cách mát xa và chườm ấm nên áp dụng ở giai đoạn đầu khi tình trạng tắc tia sữa chưa quá nặng, lúc này các bạn có thể dùng khăn ấm hoặc túi đựng nước ấm ở khoảng 40 – 45 độ C , không nên dùng nước quá nóng để tránh bị bỏng vùng da, sau đó dùng túi nước ấm lăn chườm khắp bầu ngực khiến cho bầu ngực mềm hơn sau đó dùng 3 đầu ngón tay day tròn từ phần ngoại vi của bầu ngực , vừa day vừa di chuyển cho hình xoắn ốc về trung tâm núm vú, sau đó dùng 2 lòng bàn tay ôm lấy bầu ngực, vuốt dọc theo thân bầu ngực về trung tâm núm vú.
Sau khi làm xong bạn sẽ thấy các khối rắn tương đối mềm lượng sữa có xu hướng tiết ra lúc này bạn sẽ dùng 2 lòng bàn tay ép sát bầu ngực để tạo áp lực thúc đẩy các tia sữa phóng ra, sau khi làm động tác này xong nhớ lưu ý dùng máy hút sữa và bật chế độ mát xa sau đó hút sữa ra khỏi bầu ngực hoặc có thể dùng tay vắt sữa ra. Làm xong tất cả thao tác trên bạn có thể dùng khăn lạnh chườm ngực để tránh bị giãn quá mức ống tuyến sữa của mẹ.
Với cách mát xa này, chúng ta nên thực hiện khoảng 3-4 lần mỗi ngày và liên tục. Lưu ý sau khi cho con bú nên hút sạch sữa ra khỏi bầu ngực để tránh tình trạng tắc tia sữa lần sau.
Ngoài phương pháp mát xa chườm ấm các mẹ có thể áp dụng một số loại thảo dược y học cổ truyền để chống viêm thông tắc tia sữa như bồ công anh, đinh lăng..với lá đinh lăng tươi thì nên dùng 1 ngày khoảng 250 – 300g , có thể sắc nước uống thay nước lọc hoặc uống xen kẽn. Lá bồ cônng anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt , dùng khoảng 150g lá bồ công anh tươi đun lên lấy nước uống trong ngày còn bã thì có thể đắp lên bầu ngực để chống tắc tia sữa tốt.
Bên cạnh việc chưa tắc tia sữa khi mất sữa đột ngột sau sinh, người mẹ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn đủ các nhóm thực phẩm, uống nhiều nước, giữ tinh thần luôn lạc quan thoải mái , ngủ đủ giấc để nguồn sữa mẹ được ổn định, ngoài ra mẹ nên uống ngũ cốc lợi sữa thường xuyên để kích thích tiết sữa và nâng cao chất lượng sữa mẹ cũng như cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Cách chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh
Một số lưu ý hạn chế tắc tia sữa
Để hạn chế tình trạng tắc tia sữa, người mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, đặc biệt là đầu ti trước và sau khi con bú. Vệ sinh khá đơn giản, có thể dùng khăn sạch và chút nước ấm hoặc muối loãng để rửa hạn chế việc đọng lại sữa trong quá trình cho con bú.
– Sau khi trẻ bú xong nên vắt cạn bầu ngực của mẹ , như vậy vừa kích thích sữa về nhiều hơn về sau và hạn chế được tình trạng tắc tia sữa.
– Nên cho trẻ bú theo một cữ nhất định, không nên giãn cách thời gian trẻ bú quá lâu để dẫn tới nguy cơ sữa bị ứ lại trong bầu ngực lâu làm tắc tia sữa.
– Trong quá trình cho con bú, người mẹ nên vắt bỏ sữa đầu đi để khiến bầu ngực được thông tắc tia sữa tốt hơn.
Nếu những phương pháp trên không giúp giảm tắc tia sữa mẹ , bầu ngực vẫn căng cứng, cơ thể bị sốt cao, sữa hóa mủ sôcôla thì các mẹ nên tới viện sớm, lúc này bác sĩ sẽ thăm khám và sử dụng kháng sinh hoặc hơn nữa là chích răhc để dẫn lưu mủ.</p
Trên đây là một số chia sẻ cho các mẹ trong quá trình nuôi con bú, hạn chế được nguy cơ tắc tia sữa. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ hỗ trợ được các mẹ trong việc chăm con được dễ dàng hơn.
Bài viết được quan tâm nhiều:
- Ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc
- Mẹ ăn nhiều cơm có tiết ra nhiều sữa không ?
- Phụ nữ sau sinh có ăn được cần tây không
- Ăn rau muống có bị mất sữa không