Vì sao sữa mẹ có mùi tanh? Cách khử mùi tanh của sữa mẹ

Vì sao sữa mẹ có mùi tanh? Và cách khử mùi tanh của sữa mẹ như thế nào? là 2 câu hỏi được các bà mẹ quan tâm nhiều nhất. Các mẹ không nên quá lo lắng khi sữa có mùi tanh. Vì đây có thể do tác động của một số yếu tố gây mùi. Cùng xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

Vì sao sữa mẹ có mùi tanh? Nguyên nhân?

Sữa mẹ không hề giống nhau bởi vì hương vị hay mùi sữa ở mỗi người sẽ khác nhau. Sữa mẹ có vị gì màu gì Nó phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống và cách bảo quản sữa của mẹ. Hoặc trong thời gian cho con bú mẹ có phải sử dụng loại thuốc nào không. Những điều này đều có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới mùi vị của sữa và sữa có thể có mùi tanh .

sữa mẹ có mùi tanh

Do thức ăn: Đây là yếu tố hàng đầu gây ra mùi tanh ở sữa mẹ là chủ yếu. Những thực phẩm bổ sung trong thời gian mang thai hay cho con bú sẽ thay đổi mùi và hương vị của sữa mẹ. Chính vì vậy mà các mẹ cần phải kiêng cữ nhiều loại thực phẩm khi mang thai.

Cá là một trong số những thực phẩm khiến sữa mẹ có mùi tanh. Cá là thực phẩm rất tốt cho thai phụ vì nó giúp bổ sung omega 3, DHA và EPA. Đồng thời, nó rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra, cá cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất đều có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, khi đang trong thời gian cho con bú nạp bất kỳ thực phẩm nào cũng cần có chế độ ăn phù hợp. Khi mẹ ăn quá nhiều cá có thể khiến cho sữa có mùi tanh làm bé không chịu bú.

Do thuốc: mẹ uống một số loại thuốc có thể dẫn đến mùi tanh đặc trưng như dầu cá.

Do cách bảo quản sữa: Khi bảo quản sữa mẹ không đúng thì cũng gây ra mùi tanh khi cho con bú. Nếu sữa được lưu trữ trong tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng, thì sữa mẹ sẽ bắt đầu hoạt động thành các lớp riêng biệt. Vì thế không nên lưu trữ sữa lâu và nên lắc lên một chút trước khi cho bé bú.

vì sao sữa mẹ có mùi tanh

Xem ngay: Cách trữ đông sữa mẹ đúng cách

Do việc làm đông và rã đông sữa: Làm không đúng quy tắc điều này có thể ảnh hưởng đến cả hương vị và mùi của sữa mẹ. Sau khi sữa rã đông sẽ để lại mùi khó chịu, nhưng điều này là bình thường.  Vì chất lipase có trong sữa, có thể phân hóa thành mùi chua và tạo ra phần bọt nổi lên. Bạn có thể yên tâm vì không hề gây hại gì cho bé.

Vì sao sữa mẹ có mùi tanh ? Một số yếu tố khác

Ngoài ra, Có thể do mẹ không vệ sinh kỹ càng bầu ngực khiến cho mồ hôi và các chất bẩn, da chết tích tụ . Chính vì điều này mà tạo ra mùi hôi tanh khó chịu lây cho sữa khi trẻ bú.

Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ và thường xuyên để tránh các tác nhân gây mùi khó chịu làm ảnh hưởng tới mùi vị sữa của mẹ. Không những thế, nó còn loại bỏ các loại vi khuẩn có thể xâm nhập khi bé bú trực tiếp ti mẹ.

Khi vệ sinh bầu ngực và núm vú cần lưu ý một số điểm sau. Nên rửa bằng nước sạch và tránh dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa hóa học. Bởi vì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Sau mỗi lần bé bú thì mẹ có thể thoa chút sữa lên núm vú để bảo vệ da không bị ẩm hoặc nhiễm trùng.

điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Một phần là do chế độ ăn uống nên sữa mới bị tanh, vì thế cần phải điều chỉnh để mang lại nguồn sữa ngon cho con. Hơn thế nữa còn mang đến nguồn dinh dưỡng bổ chất cho bé. Nên bổ sung các loại rau xanh, tăng cường chất xơ, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất  sữa sẽ có mùi thơm hơn.  Đồng thời mẹ cũng cần phải uống nhiều nước và dùng ngũ cốc lợi cho sữa

Hạn chế những món đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều chất bảo quản, đồ ngọt, các loại đồ ăn nhanh..

Nếu muốn bảo quản sữa cho bé dùng thì cần phải tuân theo quy tắc trữ đông để sữa không bị hỏng và tanh. Thường xuyên kiểm tra sữa trước khi bảo quản đông lạnh. Thường cứ 5 ngày lại kiểm tra sữa 1 lần để đảm bảo sữa vẫn còn thơm. Khi sử dụng thì nên đun nóng lại sữa mẹ sau khi rã đông đến khi thấy sủi bọt nhỏ lăn tăn quanh nồi là được.

Cách khử mùi tanh của sữa mẹ

Không nên uống nước máy và nước lã chỉ nên uống nước đóng chai hoặc đun sôi để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Nguồn nước rất cần thiết cho cơ thể vì thế cần phải cẩn trọng về độ sạch.

cách khử mùi tanh của sữa mẹ

Tránh những thực phẩm: tanh, dầu cá, nước mắm, thức ăn nhiều gia vị cay nồng, thức ăn bị ôi thiu,…

Cần bổ sung và tăng cường tiêu thụ các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như: vitamin A và vitamin E.

Cần phải đảm bảo vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, thường xuyên khi cho con bú hoặc vắt sữa.

Đảm bảo vệ sinh và thực hiện đúng quy trình trữ đông sữa mẹ.

Kiểm tra mùi vị sữa mẹ thật kỹ trước khi cho vào tủ lạnh để cất trữ. Hâm nóng sữa mẹ khi rã đông,  đun khoảng 180 độ F đến khi có bọt sủi lên là được.

Tham khảo >> Cách nhận biết sữa mẹ bị hư hỏng

Hãy cùng tham khảo nhiều kinh nghiệm để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *