Sau khi sinh sữa về nhiều căng tức phải làm sao?

Căng tức sữa không còn là vấn đề riêng của bất kỳ ai. Mối lo chung này khiến hầu hết mẹ trẻ đang trong giai đoạn ở cữ hay cai sữa cho bé con quan tâm hơn hết. Nếu một khi sữa về nhiều căng tức phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về hiện tượng này để biết nguyên nhân cũng như biện pháp giải quyết nhé.

Tìm hiểu thêm: https://thewingsviet.com/ngu-coc-loi-sua/

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sữa về nhiều căng tức

Sử dụng sữa mẹ có lợi cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì thế, làm sao để mẹ trẻ đảm bảo lượng sữa cho bé con nhằm cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.

Thế nhưng cơ thể mỗi người mỗi khác, một số mẹ lại thường xuyên gặp phải tình trạng sữa về nhiều khiến căng tức khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân làm tình trạng này xảy ra?

  • Sữa về nhiều – Hiện tượng sinh lý sau sinh: Khi bé con ra đời, lượng hoocmon Prolactin đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tạo sữa tăng cao. Chính vì thế, trong vòng 2 ngày đến 3 ngày sau sinh, lượng sữa mẹ sẽ xuất hiện khi Prolactin tăng cao nhất. Tiếp đến, thời điểm sữa về khiến bầu ngực của mẹ bắt đầu cảm thấy căng tức.
  • Căng tức do sữa về nhiều: Lúc sữa về, lượng sữa quá nhiều trong khi các ống dẫn không thể thay đổi làm các nang sữa phình lớn. Mao mạch cũng như hệ bạch tuyết hay tế bào biểu mô cùng mô liên kết xung quanh bầu ngực bị chèn ép dẫn đến phù nề.
  • Ngoài ra ở một số mẹ, cơn đau từ vết mổ, thậm chí nỗi lo hay căn bệnh trầm cảm sau chính cũng chính là nguyên nhân làm ức chế phản xạ xuống sữa dẫn đến căng tức, khó chịu.

Ngay khi nhận thấy hiện tượng này, mẹ trẻ thường xuyên thắc mắc sữa về nhiều căng tức phải làm sao? Căng tức như vậy có nguy hiểm hay không?

nguyên nhân sữa về nhiều căng tức

Căng tức sữa có gây nguy hiểm cho mẹ?

Đừng bỏ qua hiện tượng này ở các mẹ. Tưởng chừng như đơn giản thế nhưng sữa về nhiều căng tức lại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ lẫn bé yêu.

  • Thông thường nếu bầu ngực bị căng tức do sữa về nhiều tầm 2 ngày đến 3 ngày, các mẹ hay gặp hiện tượng sốt nhẹ. Nhanh chóng sử dụng các biện pháp giảm sốt an toàn nhằm giữ vững sức khỏe. Sữa về quá nhiều khiến ngực bị căng tức, dẫn đến đau đớn khó chịu. Nếu nặng hơn, sữa không ra hoặc ra ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, biểu hiện cụ thể ở hai trường hợp tắc tia sữa hay viêm tuyến vú.
  • Trong khi đó, ngực mẹ bị căng tức cũng có rất nhiều ảnh hưởng đối với bé con. Ngực của mẹ căng tức, dần cứng lại làm bé không thể ngậm sâu hay bú lâu. Không những ảnh về sức khỏe cho mẹ mà còn làm bé khó chịu. Nếu hiện tượng tắc sữa xảy ra lâu ngày, bé con không có đủ lượng sữa cần thiết trong giai đoạn quan trọng sau khi ra đời.

Xem thêm >> Mẹ ít sữa phải làm sao ?

 

Sữa về nhiều căng tức phải làm sao?

Mẹ trẻ nên tăng cường củng cố các kiến thức cơ bản về sức khỏe cho mình và bé con trong thời gian thai kỳ lẫn sau khi sinh. Điều này giúp các mẹ tránh được nhiều tình trạng sinh lý không cần thiết. Thế nhưng khi sữa về nhiều căng tức phải làm sao? Nhằm thoát khỏi vấn đề này, mẹ trẻ nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Giảm tình trạng sữa về nhiều căng tức bằng việc cho bé con bú sữa hằng ngày. Cho bé yêu bú mẹ thường xuyên giúp khơi thông tuyến sữa nhằm giảm bớt tình trạng căng sữa, tức ngực. Đừng vì ngại đau mà giảm đi số lần bú mẹ của bé nhé. Chính suy nghĩ này lại làm tình trạng sữa về nhiều khiến mẹ căng tức.
  • Chườm ấm giảm căng cứng núm vú, thúc đẩy quá trình ra sữa: Khi căng tức bầu sữa, núm vú của mẹ cứng, không có đường thoát cho sữa chảy ra ngoài. Nhanh chóng sử dụng khăn ấm chườm quanh bầu ngực để làm mềm núm vú.
  • Sử dụng máy hút sữa giảm bớt số lượng sữa về: Nếu bé con không thể giúp bạn giải quyết lượng sữa về, máy hút sữa chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn lúc này.
  • Chườm lạnh giảm đau cho bầu ngực của mẹ: Một trong nhiều phương pháp mà mẹ nên áp dụng là sử dụng đá chườm lạnh. Cơn đau mang lại do sữa nhiều dẫn đến khó chịu bầu ngực lẫn tâm trạng. Vì thế, chọn chườm lạnh để loại bỏ những cơn đau này nhé.
  • Dùng phương pháp dân gian thông qua bắp cải: Nhiều mẹ có kinh nghiệm cũng hay dùng bắp cải nhằm giảm đau. Phương pháp dân gian tưởng chừng không có tác dụng lại khác phổ biến bởi nó đơn giản, hiệu quả cao. Mẹ trẻ chỉ cần dùng bắp cải đắp lên bầu ngực từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Cơn đau khó chịu từ căng tức sữa sẽ giảm bớt và nhanh chóng hết.

sữa về nhiều căng tức phải làm sao

Nỗi lo sữa về nhiều căng tức phải làm sao đã có những biện pháp hiệu quả. Mẹ trẻ không còn lo lắng hay thường xuyên phải gánh chịu những cơn đau do sữa về quá nhiều. Bé con cũng được cung cấp đầy đủ lượng sữa cần thiết cho quá trình phát triển. Hãy cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa những tình trạng sinh lý sau sinh bằng các phương pháp trên nhé.

Bài viết được xem nhiều nhất:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *