Các chuyên gia y tế cho rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc các mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp mà cần vắt sữa ra và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Vậy sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu? Lời giải đáp sẽ có ngay sau đây.
1. Sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu?
Nếu mẹ nào đang thường xuyên vắt sữa cho bé, chắc chắn sẽ quan tâm đến thời gian bảo quản sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu. Nhìn chung còn tùy thuộc vào thời điểm các mẹ vắt mà thời hạn trữ sữa trong tủ sẽ khác nhau. Bởi có mẹ vắt sữa ngay sau khi sinh trẻ, có mẹ thì lại chọn thời điểm trẻ được 6 tháng sau sinh. Theo các chuyên gia, thời điểm 6 tháng được xem là giải pháp tối ưu nhất giúp cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé. Đồng thời giúp các mẹ yên tâm đi làm hơn khi xa con.
sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu
Ngoài ra, sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị tủ nhà bạn. Nguyên tắc “Nhiệt độ bảo quản càng cao thì sữa mẹ sẽ càng nhanh hỏng, còn nhiệt độ bảo quản càng thấp thì thời gian bảo quản sữa sẽ càng được lâu hơn”. Cụ thể như:
- Vắt sữa ra và lưu trữ sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa 48 tiếng
- Bạn bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ (> 30 độ C) thì thời gian bảo quản tối đa sẽ là 1 tiếng
- Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh ngăn mát nhiệt độ dưới 27 độ C thì thời gian bảo quản tối đa sẽ là 5 tiếng
Ngoài ra, sữa trữ đông trong ngăn đá của tủ loại nhỏ, loại có 1 cánh thì có thể bảo quản tối đa là 14 ngày. Còn ở loại có 2 cửa, ngăn đá có cửa riêng thì sữa mẹ bảo quản được tối đa là 90 ngày.
2. Hướng dẫn vắt sữa mẹ và bảo quản ngăn mát đúng cách
Theo kinh nghiệm lưu trữ và bảo quản sữa mẹ đúng cách. Các mẹ hãy “ bỏ túi” các hướng dẫn và bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát đúng cách để đảm bảo độ tinh khiết, an toàn nguồn sữa của bé:
Vắt sữa mẹ để lưu trữ
Bạn muốn trữ sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát được an toàn thì nên thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa loại không chứa BPA. Khi vắt sữa ra để dự trữ mẹ cần lưu ý như sau:
- Các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay, dụng cụ đựng sữa, vệ sinh bầu vú mẹ trước khi vắt ra.
- Nên vắt sữa thành nhiều lần vào chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh gây lãng phí.
- Sữa vắt ra bạn cần cho vào ngăn mát tủ lạnh ngay.
- Phần sữa trẻ uống dư bạn không nên trưa trong tủ
- Tuyệt đối không pha trộn sữa đã trữ đông với sữa mới vắt ra.
Bên cạnh đó, việc vắt sữa ra ngoài để dự trữ nhiều hàng ngày có thể làm mẹ bị ít sữa, không đủ sữa mẹ cho bé ti. Do đó, các bạn không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung ngũ cốc lợi sữa đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.
Vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa
Không chỉ quan tâm sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu mà những lưu ý về dụng cụ hút sữa, vắt sữa cũng được đặc biệt chú ý tới. Mỗi lần tiến hành vắt sữa, mẹ cần phải chú ý như:
- Dùng miếng cọ và chổi chuyên dụng vệ sinh sạch.
- Dùng nước lạnh rửa sạch dụng cụ hút sữa và đựng.
- Lấy khăn khô lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.
- Để dụng cụ khô ráo tự nhiên.
- Tiệt trùng lại đồ dùng bằng nước đun sôi.
3. Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát
Khi bảo quản sữa thì các mẹ sẽ vắt sữa ra thành nhiều bình và lưu trữ trong tủ đông để dùng dần. Khi nào dùng sẽ bỏ xuống ngăn mát. Để tránh bé phải uống sữa để quá lâu hay quá hạn hay dễ quản lý thì mẹ nên dán nhãn vào mỗi chai sữa, bao gồm các thông tin như:
- Ngày vắt sữa
- Đánh số thứ tự sử dụng
- Bao nhiêu ml sữa
- Có thể ghi thông tin hướng dẫn rã đông nếu cần thiết.
Đây là một trong những cách bảo quản sữa mẹ an toàn tuyệt đối , các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo.
4. Sữa mẹ có đổi màu và mùi lạ trong quá trình bảo quản không?
Đây là vấn đề được rất nhiều bà mẹ bàn luận và quan tâm. Khi vắt sữa ra để ngăn mát sẽ có một hiện tượng đó là tủ lạnh có mùi lạ, mùi tanh hay mùi xà phòng …Nên các mẹ cho rằng sữa bảo quản có vấn đề hay bảo quản không đúng cách.
Các mẹ bỉm sữa không nên lo lắng hoang mang về điều này. Bởi đơn giản, đây là những hoạt động của enzym lipase bẻ gãy xuất hiện trong thành phần sữa mẹ khi được bảo quản ngăn mát nhiệt độ khá thấp. Việc sữa mẹ có mùi lạ dễ làm ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ , trẻ có thể sẽ không chịu ăn hoặc ăn ít.
Lúc này mẹ cần phải chú ý như sau khi vắt nên hâm nóng ở nhiệt độ 72 độ C để cho các enzim lipase không hoạt động. Sau đó, bạn mới đổ sữa vào túi trữ sữa hoặc bình cho vào ngăn mát của tủ lạnh nhằm bảo quản tốt nhất để cho bé sử dụng. Mẹ có thể tham khảo: cách trữ đông sữa mẹ đúng cách
Như vậy, chúng tôi đã trả lời thắc mắc của hàng nghìn mẹ về việc sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu và một số thông tin khác liên quan tới vắt sữa và bảo quản sữa mẹ. Các mẹ hay nhanh chóng áp dụng để chăm sóc trẻ tiện lợi và dễ dàng hơn nhé.