Khi em bé chào đời cùng với niềm vui là sự lo lắng xáo trộn cuộc sống của gia đình, tháng đầu tiên sau sinh là gia đoạn khó khăn nhất của cả mẹ và bé đặc biệt là bà mẹ lần đầu sinh con. Cho nên trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ những điều đáng lưu ý khi chăm sóc cho em bé sơ sinh 1 tháng tuổi.
Trẻ 1 tháng tuổi hoạt động chủ yếu là ăn, ngủ và khóc . Để mỗi ngày trẻ được nuôi dưỡng chăm sóc đầy đủ trước tiên hãy cùng tìm hiểu giấc ngủ của con.
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh tháng đầu tiên ngủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày, thường mỗi cữ ngủ của em bé khoảng 3-4 tiếng sau đó em bé dậy chơi tiếp. Chú em nên cho em bé nằm ngửa không nằm nghiêng, nằm sấp vì nằm ngửa là tư thế ăn toàn nhất cho em bé dưới 1 tuổi. Đặc biệt là những trẻ nhỏ tuổi trong giai đoạn từ 1 – 6 tháng mà lúc 2 tháng tuổi hay có trường hợp đột tử ở trẻ cho nên chúng ta luôn cho em bé nằm ở tư thế nằm ngửa là an toàn nhất cho con. Trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình phải làm sao
Cho em bé nằm trên giường hoặc cũi riêng của con trên 1 mặt phẳng cứng an toàn, không nên cho trẻ nằm nôi hay võng đung đưa bởi có những tác động xấu sau này, em bé sẽ tạo thói quen cứ phải nằm nôi nằm võng mới ngủ và khi nằm như thế sẽ tiềm ẩn nguy hiểm ảnh hưởng tới vận động của trẻ sau này, đồng thời dễ có nguy cơ tai nạn khi em bé lẫy ngã.
Một chú ý nữa là, gia đình thường xuyên thay đổi đầu giường ngủ của con vì em bé có tính hướng sang âm thanh và ánh sáng vậy nên cần phải đổi để tránh bị bẹp đầu, trẻ mà cứ nằm nguyên 1 bên là dễ bị vẹo cổ hoặc bị móp đầu 1 bên vậy nên mới cần phải đổi bên cho con để tránh tình trạng này.
Trẻ 1 tháng tuổi bú sữa
Trong tháng đầu, nên cho bé bú theo nhu cầu bất kỳ khi nào bé đói , trong 1 ngày không được ít hơn 6 cữ , lâu nhất khi khi trẻ ngủ thì khoảng 4h đánh thức bé dậy bú 1 lần, tốt nhất là khoảng 8 – 12 cữ bú trong 1 ngày . Ban ngày cho trẻ bú cứ 2 tiếng/ lần và mỗi cữ bú khoảng 10 – 15 phút, nếu cữ bú ít hơn 5 phút thì sẽ chỉ bú được sữa đầu dễ làm trẻ chậm tăng cân vậy nên nhiều trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn chậm tăng cân.
Về ban đêm, trẻ sơ sinh có thể bú 2-3 lần thậm chí chỉ có 1 lần thôi, ban đêm thì các mẹ không cần phải cứ 2h cho bé bú 1 lần đâu, ban đêm có thể cữ bú 3 tiếng, 4 tiếng 1 lần, lúc này chưa nên ngủ xuyên đêm ít nhất thì trẻ phải được bú 1 lần vào ban đêm.
Những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì dễ dàng hơn, cứ bú no thì em bé tự nhả vú ra còn với trẻ uống sữa công thức thì mẹ cần pha lượng sữa bú cữ sữa phù hợp vì dạ dày của trẻ sẽ tăng dần lên từng ngày thế nên lượng sữa cũng sẽ thay đổi theo từng tuần. Trong 2 tuần đầu tiên khoảng 30-50ml / lần , đến tuần thứ 3 có thể tăng lên 70ml/lần và đến tuần thứ 4 cho trẻ bú 90ml/lần. Tổng lượng sữa trong ngày tính theo cân nặng của trẻ , cứ 1kg sẽ là 150ml sữa/ngày. Các mẹ dựa vào công thức này để áng chừng lượng sữa cần cho trẻ bú sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó mẹ cần xem lượng nước tiểu của trẻ , 3 ngày đầu lần đi tiểu ít hơn , sau ngày thứ 4 thì cơ quan bài tiết của trẻ tốt hơn rồi mỗi ngày đi tiểu ít nhất 6 lần thì mới chứng tỏ trẻ bú đủ sữa. Lưu ý, tới ngày thứ 5 phải xem số lần đi tiểu của trẻ để theo dõi lượng sữa trẻ bú có đủ không. Thông thường một ngày trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu nhiều hơn 6 lần, khoảng >10 lần.
Mẹ thiếu sữa cho con bú cần phải bổ sung ngũ cốc lợi sữa để kích sữa về nhiều hơn, kết hợp ăn uống đủ chất và giữ tinh thần thoải mái để sữa tiết ra đều.
Cần chú ý khi chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi
Trẻ mới sinh thì nhiều cơ quan hoạt động chưa tốt, nên trong 2 tuần đầu trẻ có xu hướng lạnh hơn so với chúng ta, cơ thể dễ mất nhiệt cho nên nhiệt độ trong phòng cần phải để cao hơn , từ 26 – 32 độ. Cho trẻ mặc quần áo dài tay, đi tất tay tất chân và đội mũ vừa ấm , không nên mặc quá nhiều để trẻ ra mồ hôi không tốt cho trẻ.
Sau 2 tuần, trẻ cân bằng nhiệt tốt hơn, xu hướng sẽ nóng hơn người lớn vậy nên nhiệt độ phòng giảm xuống khoảng 20 – 26 độ, không để cao như giai đoạn đầu mà sẽ để mát. Lúc này trẻ không cần đội mũ và đi bao tay nữa chỉ cần mặc quần áo dài và quấn lớp khăn mỏng bên ngoài là vừa đủ ấm áp thoải mái cho con. Cắt móng tay cho trẻ, không cần đội mũ che thóp lúc này .
Tiếp theo là vấn đề tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Dưới 6 tháng tuổi không tắm nắng cho trẻ đề phòng tình trạng nguy cơ ung thư da do các tia UV tia tử ngoại , bổ sung vitamin D cho trẻ ngay từ khi sơ sinh kể cả bú sữa mẹ hay sữa công thức và trong sữa mẹ có ít lượng vitamin D nên trẻ cần được bổ sung vitamin D ngay từ đầu. Mua loại vitamin D3 là phù hợp với trẻ nhât,
Dù không tăm nắng nhưng có thể cho em bé ra bên ngoài tiếp xúc không khí môi trường trước 9h sáng, thời điểm ấm áp thoải mái không có gió mùa, nhiệt độ thích hợp. Lúc này cũng dễ dàng quan sát tình trạng vàng da sinh lý của trẻ, nếu vàng da nhiều đặc biệt là vùng dưới từ bụng + bé biếng ăn mệt mỏi + phân nhạt màu thì đưa trẻ đi khám còn nếu vàng nhẹ từ trên vùng ngực mà trẻ vẫn ăn bú ngủ bình thường thì gia đình tiếp tục theo dõi con tại nhà. Nói chung khoảng 2-3 tuần mới dần dần hết tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Trẻ 1 tháng tuổi có thể tắm cách ngày 1 lần không cần phải tắm thường xuyên nếu nhiệt độ trong phòng mát mẻ trẻ không bị toát mồ hôi. Tắm bằng nước ấm , trong tháng đầu hoàn toàn có thể tắm nước lọc bình thường cho con không cần sữa tắm hoặc tắm lá nọ lá kia
Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước lọc , tưa miệng bằng nước lọc 2 lần /ngày vào buổi sáng và tối, không cần dùng mật ong hay chanh gì cả để tránh bị ngộ độc.
Lưu ý vùng rốn của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần giữ thông thoáng, tắm xong có thể thấm lau khô, khi đóng bỉm cần gập dưới rốn. Nguyên tắc để luôn để rốn khô thoáng.
Bài viết được quan tâm nhiều: