Ngay từ khi mang thai thì việc nuôi con bằng sữa mẹ luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ quan tâm. Nhất là vấn đề mẹ ít sữa hay nhiều sữa, cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cách nhận biết lượng sữa của mình có đủ đáp ứng cho con không nhé.
Làm thế nào để biết sữa mẹ nhiều hay ít?
Thời gian bú và cảm xúc của bé: Khoảng thời gian đầu bé sẽ bú trong khoảng 20 phút, chia đều ra 2 bên. Về sau khi bé cứng cáp hơn thì thời gian sẽ rút ngắn lại trong tầm từ 5 – 10 phút là đủ.
Nếu bé bú được 15 phút ở một bên vú, bé vừa bú vừa khó chịu, càu nhàu, lúc dứt ti ra khỏi miệng thì người bé ưỡn lên tỏ vẻ không chịu và khóc thì chứng tỏ mẹ bị ít sữa. Còn nếu bé tự nhả ti mẹ, khuôn mặt vui vẻ, lúc này bé nằm ngủ hoặc chơi ngoan thì có nghĩa sữa mẹ đủ cung cấp cho bé. Cho con bú đúng cách để sữa về nhiều .
Nước tiểu của bé: Bé đi tiểu nhiều lần trong ngày, trung bình: trẻ sơ sinh là 1 tiếng/1, trẻ từ 3 – 12 tháng sẽ là 1 tiếng 30 phút/ lần, còn với trẻ trên 12 tháng thì là 2 tiếng/1 lần. Nếu bé đi tiểu với tần suất như vậy thì chứng tỏ mẹ đủ sữa.
Nếu bé đi tiểu dưới 6 lần 1 ngày, còn nước tiểu thì có màu cam hoặc sẫm màu thì có thể là do mẹ không đủ sữa cho con.
Cách bé nuốt sữa: Nếu mẹ có đủ sữa thì bé chỉ cần mút từ 3 – 4 lần là sẽ mút một lần. Còn nếu sữa mẹ ít thì sẽ thấy bé mút hơn 5 lần rồi mới nuốt. Ngoài ra cũng có thể do sức mút của bé kém mẹ nên tập cho con nhiều hơn.
Cân nặng: Cũng giống như người lớn nếu ăn đủ chất dinh dưỡng thì cân nặng sẽ tăng đều đặn, trẻ nhỏ cũng vậy. Trong 6 tháng đầu, cứ nửa tháng bé sẽ tăng từ 100 – 200 gram. Và tăng từ 80 – 150 gram vào tháng thứ 6 đến 18 tháng tuổi. Bên cạnh đó nếu mẹ nhiều sữa nhưng con vẫn không tăng cân thì có thể do hệ tiêu hóa hấp thu kém. Mẹ nên bồi bổ những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Cơ chế sản xuất sữa mẹ
Khi muốn cải thiện lượng sữa của mình thì ngoài việc luôn bổ sung chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm bên ngoài thì mẹ cũng nên hiểu cơ chế sản xuất sữa để có kế hoạch nuôi con thuận lợi hơn.
Ở từng thời điểm khác nhau lượng sữa sẽ được sản xuất cũng khác nhau.
Vào ngày đầu tiên khi con chào đời, mẹ đã bắt đầu tạo sữa. 1 giờ sau khi sinh là thời điểm tốt nhất cho bé bú, sữa lúc này gọi là sữa non. Việc này giúp cho tuyến sữa khởi động và tiết ra sữa đều đặn hơn.
Khoảng 3 – 5 ngày sau thì sữa trưởng thành bắt đầu về. Đây là giai đoạn chờ mức hormone progesterone được sản xuất trong quá trình mang thai giảm xuống. Và các hormone: prolactin, insulin và hydrocortisone tăng lên. Các hormone này sẽ giúp mẹ sản xuất sữa nhiều hơn. Lúc này mẹ sẽ cảm nhận được lượng sữa về nhiều hơn, ngực bắt đầu cứng và đầy đặn hơn.
Và mẹ mất khoảng một tháng để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống sản xuất sữa. Bé càng bú nhiều thì sữa ra càng nhiều, theo cơ chế được gọi là cung- cầu. Vì vậy nên cho bé bú khi bé đòi, không nên cứng nhắc mà cho bé bú theo lịch. Mỗi lần bé bú thì tuyến sữa sẽ được làm trống và nhiệm vụ của tuyến vú lúc này là tạo ra sữa mới để lấp đầy.
Cách duy trì nguồn sữa mẹ
Xem lại chế độ dinh dưỡng: Trong một ngày mẹ đẻ cần được cung cấp các loại như: Protein (nhóm chất Đạm), vitamin, chất béo, canxi, đường bột,…để đảm bảo lượng sữa được sản xuất ổn định. Các loại chất này có thể tìm trong các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, cá, cơm, khoai, sữa, đậu nành và các loại rau củ có màu xanh,…
Luôn giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, tránh lo âu. Vì khi tinh thần của mẹ không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến quá trình kích thích ra sữa. Khi bị ít sữa thì mẹ nên giữ tâm trạng được bình tĩnh và kết hợp các biện pháp thư giãn hoặc massage bầu vú để cải thiện tình trạng trên.
Sử dụng các sản phẩm lợi sữa: Ngũ cốc lợi sữa Bà An được nhiều mẹ lựa chọn vì thành phần dinh dưỡng cao bởi sự kết hợp của hơn 20 loại hạt, tốt cho mẹ lẫn bé. Vì ngũ cốc được làm từ nguyên liệu 100% tự nhiên, không chất bảo quản, hương vị phù hơp không quá béo, không quá lạt hay ngọt, chất ngũ cốc mịn nên đặc biệt hợp với những mẹ bị biếng ăn.
Uống nhiều nước: Cũng như bình thường mỗi ngày mẹ nên uống từ 2 – 3 lít nước để kích thích sữa ra nhiều hơn. Thời điểm uống nước tốt nhất đó là trước và sau khi cho con bú. Nếu uống nước trắng cảm thấy lạt miệng thì mẹ cũng có thể xen kẽ nhiều loại nước khác như: Nước thảo mộc, trà vằng, nước lá mít, nước ép trái cây,…
Trên đây là một số tư thế và giải pháp giúp mẹ có nhiều sữa khi cho con bú. Nếu được mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có những giải pháp tối ưu nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm